Overblog
Editer l'article Suivre ce blog Administration + Créer mon blog
Tristan Morel - Urbaniste

Publié depuis Overblog

12 Mars 2014, 08:30am

Publié par Tristan

http://vnmedia.vn/VN/xa-hoi/tin-tuc/23_2252662/dieu_an_giau_phia_sau_cau_chuyen_cau_long_bien_phan_tiep_theo.html

Cập nhật lúc 10h35" , ngày 12/03/2014

(VnMedia) - VnMedia xin trân trọng giới thiệu đến độc giả phần II bài viết của 2 chuyên gia người Pháp với quan điểm: “Những vấn đề liên quan đến cây cầu Long Biên còn đi xa hơn nhiều so với việc bảo tồn cây cầu” và “cần mở rộng vấn đề ra toàn bộ câu chuyện quy hoạch đô thị đang ẩn giấu phía sau câu chuyện về một dự án giao thông”.

>> Điều ẩn giấu phía sau câu chuyện cầu Long Biên
>>Cải tạo Cầu Long Biên: Hội Kiến trúc sư lên t
iếng
>>Cầu Long Biên: Hà Nội vẫn muốn vừa bảo tồn, vừa phát triển

Khi được đề nghị trả lời phỏng vấn VnMedia về một số nội dung liên quan đến cây cầu Long Biên và dự án đường sắt đô thị số 1, Tristan Laurent Morel, nhà quy hoạch người Pháp đồng thời là chuyên gia tư vấn và là đại diện của Viện Quy hoạch và Phát triển đô thị Vùng Ile-de-France (IAU-IdF) tham gia dự án Điều chỉnh quy hoạch Vùng thủ đô Hà Nội đã viết một bài với tựa đề: Cầu Long Biên và khu nội đô lịch sử của Hà Nội: Sau một gốc cây là chuyện cả cánh rừng. Ông cho biết, bài viết được thực hiện sau khi có sự trao đổi với Dominique Riou, kỹ sư giao thông người Pháp, chuyên gia của IAU-IdF, trưởng nhóm chuyên gia giao thông tham gia dự án Điều chỉnh quy hoạch Vùng thủ đô Hà Nội.

 

Phần I: Điều ẩn giấu phía sau câu chuyện cầu Long Biên

Phần II: Những định hướng m
ới

Thật may mắn là những nghiên cứu đang được tiến hành hiện nay, chẳng hạn như dự án Điều chỉnh quy hoạch Vùng thủ đô Hà Nội hay Điều chỉnh quy hoạch giao thông Hà Nội, đã đặt ra những câu hỏi về các dự án đường bộ và đường sắt đô thị.

Một trong những nhận xét quan trọng có liên quan đến việc thiết kế các tuyến đường sắt đô thị là nên dựa trên những nghiên cứu về nhu cầu đi lại, dựa trên logic kết nối theo nguyên tắc phát triển tính liên thông đa phương thức và lồng ghép một cách tốt hơn giữa các dự án phát triển đô thị và hệ thống hạ tầng giao thông công cộng. Hà Nội giờ đây đã trở thành một đô thị lớn nên hệ thống giao thông công cộng nội đô cũng phải lồng ghép một cách tốt hơn với các tuyến giao thông cấp vùng để đáp ứng sự gia tăng dân số và các hoạt động giao thương.

Đối với khu vực lõi của Hà Nội, việc lồng ghép các tuyến giao thông công cộng nội vùng đòi hỏi sẽ phải di chuyển dần các tuyến đường sắt quốc gia từ ga Hà Nội ra các ga ngoại vi là ga Gia Lâm và ga phía Nam, đồng thời quy hoạch những ga này như các đầu mối trung chuyển cấp vùng. Với tầm nhìn quy hoạch Hà Nội thành một đô thị đáng sống, có cấu trúc hỗn hợp và hiệu quả hơn thì khu vực Pháp Vân có lẽ là địa điểm phù hợp nhất để quy hoạch ga trung chuyển đa phương thức phía Nam.

Như vậy, tuyến đường sắt đô thị số 1 sẽ kết nối hai nhà ga đầu mối này. Theo cách tiếp cận đô thị tổng thể, cầu Long Biên có thể sẽ giữ nguyên chức năng lịch sử của một cây cầu, đảm bảo sự cân đối giữa lợi ích (chức năng đô thị) và chi phí (cải tạo và duy tu). Bên cạnh đó, do Hà Nội mong muốn tận dụng tuyến đường sắt hiện có từ Pháp Vân tới Gia Lâm nên chúng ta có thể xem xét ba phương án và những hệ quả tác động tới cầu Long Biên.

Lịch sử lâu dài và quý giá của ngành đường sắt Việt Nam cũng sẽ biến mất dưới những trụ cầu cạn của tuyến đường sắt đô thị mới ... ảnh: Vũ Quang Ngọc

Ảnh: Vũ Quang Ngọc

Tuệ Khanh - (ghi)

Commenter cet article